Trào lưu tân cổ điển Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế

Những năm 1860 xảy ra một cuộc cách mạng với kinh tế học. Các ý tưởng mới thuộc về trường phái học thuyết về cận biên. Cùng thời và viết độc lập với nhau, một người Pháp (Léon Walras), một người Áo (Carl Menger) và một người Anh (William Stanley Jevons) cùng phát triển học thuyết này, với một số dị bản. Thay vì giá cả hàng hóa và dịch vụ phản ánh lao động làm ra nó, giá cả phản ánh lợi ích cận biên của lần mua cuối cùng. Điều này có nghĩa là ở trạng thái cân bằng, sự ưa thích của người tiêu dùng với hàng hóa quyết định giá cả của nó, bao gồm một cách gián tiếp, giá của lao động.

Dòng tư duy này không thống nhất, và có ba trường phái chính độc lập với nhau. Trường phái Lausanne với hai đại diện chính là Walras và Vilfredo Pareto, phát triển các học thuyết về cân bằng tổng quát và hiệu quả Pareto. Tác phẩm chính của trường phái này là của Walras: Elements of Pure Economics (Những yếu tố của kinh tế học thuần túy). Trường phái Cambridge xuất hiện với tác phẩm cả Jevons: Theory of Political Economy (1871, Học thuyết kinh tế chính trị). Trường phái Anh này phát triển học thuyết về cân bằng từng phần và nhấn mạnh thị trường tự do có thể thất bại. Những đại diện chính là Alfred Marshall, Stanley Jevons và Arthur Cecil Pigou. Trường phái Áo do Menger, kinh tế gia người Áo, Eugen von Böhm-BawerkFriedrich von Wieser đại diện. Họ phát triển học thuyết về tư bản và tìm cách giải thích các cuộc khủng hoảng kinh tế. Trường phái này nổi lên với tác phẩm của Menger: Principles of Economics (1871, Những nguyên lý của kinh tế học).

Độ thỏa dụng biên

William Stanley Jevons giúp phổ biến học thuyết về độ thỏa dụng biên.

Carl Menger (1840–1921), một kinh tế gia trường phái Áo, tuyên bố nguyên tắc cơ bản của thỏa dụng biên trong tác phẩm Grundsätze der Volkswirtschaftslehre[49] (1871, Những nguyên lý của kinh tế học). Người tiêu dùng hành động duy lý bằng cách tối đa hóa độ thỏa mãn tất cả các sở thích của họ. Họ phân phối chi tiêu theo cách đơn vị cuối cùng của một hàng hóa mà họ mua tạo ra sự hài lòng lớn nhất còn có thể. Stanley Jevons (1835–1882) là cộng sự người Anh của Menger, sau này sẽ trở thành trợ giảng rồi giáo sư tại Đại học Owens, ManchesterĐại học Tổng hợp London. Ông nhấn mạnh trong Theory of Political Economy (1871, Học thuyết về kinh tế chính trị) rằng ở mức biên, sự hài lòng với một hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm xuống. Một ví dụ của quy luật độ thỏa dụng giảm dần là với mỗi quả cam mà một người ăn, họ sẽ ít thấy nó mang lại sự hài lòng hơn so với quả cam trước đó (cho tới khi người đó không thể ăn cam nữa). Rồi Léon Walras (1834–1910), một lần nữa cũng làm việc độc lập, tổng quát hóa học thuyết này đối với nền kinh tế trong Elements of Pure Economics (1874, Những nhân tố của kinh tế thuần túy). Những thay đổi nhỏ trong sở thích của mọi người, chẳng hạn việc chuyển từ thịt bò sang nấm, sẽ dẫn tới giá nấm tăng và giá thịt bò giảm. Điều này khiến người sản xuất dịch chuyển sản xuất, tăng đầu tư vào nấm, tăng cung trên thị trường và đạt tới một mức cân bằng mới giữa các sản phẩm, chẳng hạn như giảm giá nấm xuống mức đâu đó giữa hai mức ban đầu. Với nhiều sản phẩm khác trong nền kinh tế, mọi việc cũng sẽ xảy ra như thế, nếu giả định rằng thị trường là cạnh tranh, mọi người lựa chọn duy lý và không có chi phí trong việc chuyển đổi sở thích và sản xuất.

Những cố gắng ban đầu để giải thích các cuộc khủng hoảng theo chu kỳ, mà Karl Marx đã nói đến trước đó, không thành công. Sau khi tìm ra một tương quan về mặt thống kê giữa những vết đen Mặt Trời và các chu kỳ kinh doanh vào thời điểm nhiều người tin rằng các vết đen Mặt trời ảnh hưởng tới thời tiết do đó làm ảnh hưởng tới sản lượng nộng nghiệp, Stanley Jevons viết,

khi chúng ta biết đó là nguyên nhân, sự thay đổi của hoạt động mặt trời, cũng có nghĩa là tự nhiên làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, khá chắc chắn là hai hiện tượng, vòng quay tín dụng và các hoạt động của mặt trời, có liên hệ nhân quả với nhau.[50]

Phân tích toán học

Alfred Marshall viết sách giáo khoa kinh tế được dùng thay cho sách của John Stuart Mill, Principles of Economics (1882, Những nguyên lý của kinh tế học)

Vilfredo Pareto (1848–1923) là một nhà kinh tế người Ý nổi tiếng với việc phát triển khái niệm về nền kinh tế cho phép tối đa hóa độ thỏa dụng của mỗi cá nhân, nhờ vào độ co giãn về độ thỏa dụng của những người khác thông qua sản xuất và trao đổi. Kết quả là hiệu quả Pareto. Pareto phân tích về mặt toán học đối với sự phân bổ nguồn lực như thế, đáng chú ý là thông qua việc phân bổ thu nhập trong nền kinh tế.[51]

Alfred Marshall cũng được ghi nhận đặt kinh tế học trên một cơ sở toán học vững chắc hơn. Ông là giáo sư đầu tiên về kinh tế học ở Đại học Cambridge và tác phẩm của ông, Những nguyên lý kinh tế học[52] trùng hợp với việc chuyển tên gọi của ngành nghiên cứu này từ kinh tế chính trị sang cách gọi được ông ưa thích hơn, kinh tế học. Ông coi toán học là cách đơn giản để giải thích kinh tế học, dù có quan điểm thận trọng, thông qua một lá thư ông gửi cho học trò của mình, Arthur Cecil Pigou.

(1) Sử dụng toán học như một ngôn ngữ rút ngắn, hơn là một phương tiện để nêu câu hỏi. (2) Tiếp tục sử dụng toán học sau khi đã diễn đạt được. (3) Dịch sang tiếng Anh phần diễn đạt. (4) Minh họa bằng những ví dụ là điều quan trọng trong cuộc sống thực tế. (5) Đốt bỏ toán học. (6) Nếu thành công ở bước 4, thì đốt bỏ bước 3. Tôi vẫn thường làm như thế.[53]

Nổi lên sau cuộc cách mạng về cận biên, Marshall tập trung vào việc phê phán học thuyết giá trị lao động cổ điển, vốn tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi các học thuyết về cận biên tập trung vào người tiêu dùng, tức phía cầu. Những trình bày bằng đồ thị của Marshall chính là những đồ thị cung-cầu sau này trở nên hết sức phổ biến trong kinh tế học. Ông nhấn mạnh rằng giao của cả cung và cầu là mức giá cân bằng trong một thị trường cạnh tranh. Về dài hạn, theo Marshall, chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa và dịch vụ có khuynh hướng giảm về điểm thấp nhất nếu như sản xuất cứ được tiếp tục. Arthur Cecil Pigou trong tác phẩm Wealth and Welfare (1920, Sự giàu có và phúc lợi), thì khẳng định có tồn tại thất bại thị trường. Các thị trường không hiệu quả vì các ngoại tác kinh tế và nhà nước phải can thiệp. Tuy nhiên, Pigou vẫn duy trì sự tin tưởng ở thị trường tự do, và năm 1933, giữa cuộc khủng hoảng kinh tế, ông giải thích trong The Theory of Unemployment (Nguyên lý về thất nghiệp) rằng sự can thiệp thái quá từ nhà nước và thị trường lao động là lý do thực sự dẫn tới tình trạng thất nghiệp hàng loạt, vì chính quyền thiết lập mức lương tối thiểu, khiến cho lương không thể tự điều chỉnh. Đây sẽ là điểm tập trung bị tấn công từ John Maynard Keynes sau này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế http://socserv2.mcmaster.ca/~econ/ugcm/3ll3/veblen... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.lewrockwell.com/rothbard/rothbard200.ht... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.youtube.com/watch?v=UzhD7KVs-R4 http://www.youtube.com/watch?v=jNgfIH5pyxg http://www.youtube.com/watch?v=muUjNWIeDZg http://homepage.newschool.edu/het//profiles/malthu...